Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

TINH DẦU GỪNG GIÓ

Thứ bảy - 21/05/2016 22:21

Tên tiếng Anh : Wind Ginger Essential oil .
Tên khoa học: Zingiber cassumunar Roxb
Thành phần: 100% từ củ Gừng gió tươi thu hái từ tự nhiên.
Phương pháp : Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Màu sắc : xanh nhạt
Hương thơm : Tươi mát.
Xuất xứ : Bát xát, Lào cai , Việt nam.

chai 10ml

chai 10ml

Gừng gió còn có tên gọi là ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia) gingembre fou (Pháp), phong khương, khinh kèng (Tày) gừng dại, gừng rừng, Khương, Can khương, Sinh khương.

Thuộc họ gừng Zinbiberaceae.Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắngvà đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5,6.

Cây mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. 

Tính, vị, tác dụng của gừng gió

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Thân rễ gừng gió 20-30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, Chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.

Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió rửa sạch ngâm trong rượu 40-50o liều lượng 40-50 gam tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly mỗi ly 15-20ml.
Tinh dầu Gừng gió : 

Có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức, sưng tấy, bầm tím. Người đau nhức xương khớp, chân tay sưng tấy, bị trúng gió, cảm lạnh, đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt rất tốt cho các liệu pháp Massa giảm mỡ và săn chắc cơ bắp vùng đùi, mông, ngực...
Đây là tinh dầu được chưng cất bằng quy trình sạch, nguyên liệu thu hái từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo sạch. có thể dùng pha với rượu hoặc nước ấm để uống trong một số trường hợp giảm mỡ máu, đau đầy bụng do rối loạn tiêu hóa...

 

Một số bài thuốc có sử dụng gừng gió

Trị chứng cảm lạnh do mưa: Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.
Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh: Củ gừng 10g, lá khoai mỡ 5g, hoa khoai mỡ 10g, sắc 3 bát nước còn nửa bát. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: Ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín (bỏ hột) 50g, củ gừng gió 5g, thịt cá hồng (bỏ xương) 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 muỗng đường cát. Tất cả nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Cách ngày ăn 1 lần.
Nam giới trung niên bị mỡ trong máu: 20g củ gừng gió, xắt sợi, 10g lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.
Trị đau nhức khớp chậu: 50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20g, 15g hành lá xắt nhỏ, 200 - 350g lươn (bỏ vào dấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.
Trị chứng ăn khó tiêu: 30 - 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, trung tiện, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.
Hạn sử dụng và bảo quản
– Hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất
– Để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
– Đậy nắp kín sau khi sử dụng
– Để xa tầm tay trẻ em.
TD GUNG GIO




 
GUNG GIO 2
 

Tác giả bài viết: Lê Quế


 
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ TINH DẦU LÊ QUẾ

Cam kết: 100% các sản phẩm tinh dầu đã được kiểm tra tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc Cơ quan có năng lực đánh giá tương đương, toàn bộ kết quả có thể tham khảo trên website chính thức của cơ sở: http//tinhdauleque.com  hoặc http//tinhdauvietnam.net Kinh nghiệm : trong lĩnh...

Đăng nhập thành viên
 
 

Đăng nhập bằng OpenID Đăng nhập bằng OpenID

Ngôn ngữ
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 9
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 8
 
  •   Hôm nay 913
  •   Tháng hiện tại 7,298
  •   Tổng lượt truy cập 2,877,734