Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

CÁC HOẠT CHẤT CÓ TRONG TINH DẦU CHỔI XỂ, TRÀM & KHUYNH DIỆP

Thứ ba - 07/02/2017 15:23

------> Thông qua thành phần hoạt chất
**** Xét tới các thành phần dược chất có trong Tinh dầu (TD: α-Thujene, α-Pinen, α-Ylangen, Eucalyptol (1.8 Cineol), Linalool, Limonen.

- Dược chất α-pinen:

+ Chỉ với một liều lượng rất nhỏ α-pinen sẽ làm thông phế quản ở người. Chất α-pinen có khả năng tác động cao về mặt sinh học lên cơ thể, cụ thể là khi TD bị khuếch tán trong không khí thì phổi hấp thụ khoảng 60% sau đó được chuyển hóa nhanh chóng tại chổ hoặc phân tán đến các vùng khác (phát huy vai trò phá ứ huyết - làm thông)

+ α-Pinen là một chất kháng viêm mạnh. Vì vậy, α-pinen được sử dụng như một loại kháng sinh phổ biến.

+ Ngoài ra α-pinen còn được ví như "Bộ điều hòa tích cực" đối với hệ thần kinh, do đó α-pinen được dùng trong việc điều trị các bệnh về thần kinh như: mệt mỏi - uể oải, lo âu, căng thẳng (stress), trầm cảm.

- Dược chất Eucalyptol (hay còn gọi là 1.8 Cineol):

+ Eucalyptol là thành phần có trong rất nhiều loại nước súc miệng nổi tiếng trên thế giới nhờ tính sát khuẩn mạnh.

+ Eucalyptol còn có tác động làm ức chế cơn ho

+ Bản thân Eucalyptol có mùi thơm dễ chịu và vị the mát nên được sử dụng rộng rãi như một hương liệu trong việc sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.

+ Eucalyptol còn được các Công ty thuốc lá hàng đầu sử dụng nhằm cải thiện mùi của các điếu thuốc.

+ Hầu hết côn trùng đều sợ mùi hương từ Eucalyptol, nên đây cũng là một trong những thành phần của Thuốc trừ sâu.

+ Tuy là khắc tinh của hầu hết các loại côn trùng, nhưng lại trở nên thu hút đối với loài Ong Phong lan. Việc chúng hút Eucalyptol và tạo ra mùi hương còn gọi là Pheromone nhằm đánh dấu phạm vi lãnh thổ. Bên cạnh đó, Pheromone còn giúp chúng thu hút con cái - giúp duy trì nòi giống.

+ Note: Ở liều cao, Eucalyptol sẽ gây độc cho cơ thể thông qua hệ tiêu hóa, tiếp xúc qua da. Ở dạng cấp tính có thể ảnh hưởng đến hành vi, đường hô hấp, hệ thần kinh, sinh sản ở nam và nữ. Theo nghiên cứu: liều được xem là cao ở chuột là 2.480 mg/kg cơ thể.

---> Hàng ngày, khi bà con dùng các loại TD có chứa thành phần Eucalyptol (hay còn gọi là 1.8 Cineol...) thì liều lượng như xông khuếch tán, xoa bóp, massage là vô cùng nhỏ chỉ như một liệu pháphỗ trợ phòng & trị bệnh.

- Dược chất Linalool:

+ Là tên gọi của một hợp chất hữu cơ, hợp chất này được tìm thấy trong hơn 200 loài thực vật như Quế, Cam, Mùi, Bạc hà, Bạch đàn... (có cả trong nấm và cần sa.

---> Mỗi một loài thực vật lại cho ra Linalool có mùi khác nhau. Vì vậy, mà Linalool ở mỗi loài sẽ gây ra phản ứng lên hệ thần kinh ở người cũng khác nhau.

+ Linalool được sử dụng để tạo mùi hương cho các sản phẩm như xà bông, chất tẩy rửa, dầu gội và kem...

+ Linalool cũng được chứng minh là có tác dụng xua đuổi côn trùng nhờ mùi hương nhưng không có tác dụng đối với muỗi.

+ Nakamura, Akio & ctg (2009) đã chứng minh trong nghiên cứu đối với loài gặm nhấm rằng Linalool có tác dụng làm tan căng thẳng ở loài này.

*** Ông cùng các cộng sự đã dùng xung điện tạo ra sự căng thẳng ở chúng - phản ứng lại là cơ thể chúng tạo ra lượng bạch cầu và các tế bào Lympho (tế bào miễn dịch) cao. Sau đó, ông cho các loài gặm nhấm này ngửi Linalool thì kiểm tra thấy số lượng bạch cầu cũng như các tế bào Lympho nhanh chóng giảm về gần mức bình thường.

---> Nghiên cứu này, được xem là cơ sở cho nghiên cứu sâu hơn về việc mùi hương từ Linalool giúp giảm căng thẳng thần kinh ở người.

- Dược chất Limonene:

+ Limonene được sử dụng trong sản xuất nước hoa kiểu truyền thống (chi phí thấp).

+ Limonene được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc bảo quản mỹ phẩm.

+ Mùi hương từ Limonene (trong họ bạch đàn nó có mùi giống nhựa thông) có tác dụng xua đuổi côn trùng nên được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.

- Dược chất α-Thujene: Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu ở các khu rừng cho thấy α-Thujene có tác dụng làm ngưng tụ các phân tử khí - giúp bầu trời sáng hơn và làm mát khí hậu. Liệu đây có phải là chất làm đông vón Protein?

Nguồn tin: Lê Thị Vân Anh nghiên cứu và tổng hợp. https://www.facebook.com/moingaymotsanphamtunhien/?pnref=lhc


 
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ TINH DẦU LÊ QUẾ

Cam kết: 100% các sản phẩm tinh dầu đã được kiểm tra tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc Cơ quan có năng lực đánh giá tương đương, toàn bộ kết quả có thể tham khảo trên website chính thức của cơ sở: http//tinhdauleque.com  hoặc http//tinhdauvietnam.net Kinh nghiệm : trong lĩnh...

Đăng nhập thành viên
 
 

Đăng nhập bằng OpenID Đăng nhập bằng OpenID

Ngôn ngữ
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 6
 
  •   Hôm nay 781
  •   Tháng hiện tại 913
  •   Tổng lượt truy cập 3,055,319