TINH DẦU CÓ THỂ GÂY BỎNG
Thứ ba - 11/02/2020 05:27
Rất nhiều loại tinh dầu có thể gây bỏng nếu lượng tinh dầu rớt lên da đủ lớn và thời gian đủ lâu, ví dụ như là quế, có thể làm thủng nhựa ngay lập tức, nên rớt lên da sẽ có cảm giác bỏng rát. Chính vì thế tinh dầu nguyên chất không đựng vào các loại chai, lọ nhựa thông thường, chỉ một số loại nhựa đặc biệt, chuyên đựng hóa chất: HD, HDPE mới dùng được, còn thì phải đựng vào lọ, chai thủy tinh, nhôm…
Hồi đầu mới bán tinh dầu cũng chủ quan, nên bị dính một lô lọ treo xe bằng nhựa, vì thị trường toàn tinh dầu hương liệu công nghiệp nên đựng trong lọ nhựa không vấn đề gì, mình thấy nó đẹp quá, nhập về đựng tinh dầu nguyên chất, rót quế vào vài hôm thủng luôn lọ.
Nếu lượng nhỏ và rửa ngay thì không gây bỏng, nên khi bị rớt vào nhanh chóng dùng giấy, khăn..lau sạch, rồi rửa lại bằng nước nhiều lần là ok.
Tinh dầu quế dù rất nóng, phải gọi là cực nóng, nhưng nếu chỉ 1 giọt nhỏ rớt lên da, đặc biệt da lòng bàn tay hay bàn chân thì không thể gây bỏng. Các loại thường dùng cho trẻ như tràm, khuynh diệp, gừng, gừng gió, long não, sả…nhỏ vài giọt ra tay rồi mát-xa cho trẻ không vấn đề gì. Mình nhắc lại là dùng cái nắp bóp lấy tinh dầu rồi nhỏ ra tay người lớn, sau đó xoa chứ không phải cầm cả lọ tinh dầu đổ lên da con, sẽ không thể kiểm soát được lượng tinh dầu đổ ra.
Tinh dầu không tan trong nước hay các dung môi thông thường, chỉ tan trong các loại dầu béo, dễ gặp thì tinh dầu chỉ tan trong cồn (cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ dùng để sát khuẩn, nướng mực). Các bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vỏ bưởi vào nước hay các loại dầu thì sẽ rõ. Để pha loãng tinh dầu sả dùng đuổi muỗi, thì cách pha với cồn rất tiện dụng, tiết kiệm tinh dầu, cồn thì rẻ, tránh xa tầm tay trẻ con vì rất dễ cháy.
Khi dùng cần pha tinh dầu với dầu (thường gọi là dầu nền như dầu mè, dầu lạc, dầu sachi, dầu ô liu, dầu dừa, dầu mù u…): thứ nhất tinh dầu là hợp chất thơm dễ bay hơi nên cần phải pha chế với dầu để hạn chế bay hơi, thứ hai tinh dầu nguyên chất thì rất đậm đặc nên phải pha chế với dầu để làm loãng tinh dầu ra, và thứ ba là có dầu thì tinh dầu sẽ lưu lại trên da lâu hơn + thẩm thấu sâu hơn.
Tác giả bài viết: Lê Quế
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tinhdauvietnam.net là vi phạm bản quyền
Những tin cũ hơn
Kiến thức của tác giả rất sâu rộng!