Ngày nay thị trường hương liệu phát triển rất mạnh và khá ổn định trong khoảng 11%, đáp ứng yêu cầu gia vị thực phẩm, tinh chất dược liệu, mùi thơm đặc trưng của các loại nước hoa, mỹ phẩm và chất tẩy rửa, và cả nhu cầu cho một số ngành công nghệ cao.
Ở An Giang, sự thành công của kỹ nghệ hương liệu dựa trên mùi trái thốt nốt sẽ dẫn tới nét riêng (thương hiệu) cho các mặt hàng nông sản, thực phẩm và đồ mỹ nghệ sử dụng mùi hương. Trên thị trường, hương thơm ngọt ngào BF6 này nay được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống và nhiều phòng khách sạn ở Đông Nam Á tạo nên hưng phấn cho các bạn trẻ và cả người già.
Có nhiều kỹ thuật trích ly tinh dầu phù hợp với loại hình nguyên liệu và tiêu chuẩn thị trường, từ việc chưng cất đơn giản mà các nhà vườn tận thu tinh thô bán cho nhà máy tinh chế, đến các cơ sở công nghiệp sử dụng công nghệ dung môi để khai thác nhiều nguồn nguyên liệu mà vẫn cho ra sản phẩm ổn định.
Bốn phương pháp trích ly tinh dầu chính hiện nay là chưng cất (distillation) chủ yếu đối với loại lá như tràm, ép nguội (cold press) với các loại vỏ trái cây như chanh, chiết xuất dung môi (solvent extraction) với các loài hoa như lài, và chiết xuất khí carbonic (CO
2 extraction) cho các tinh dầu tinh khiết có giá trị cao.
Nguyên lý chưng cất sử dụng sức nóng của nước làm vở tế bào thực vật phóng thích tinh dầu. Các hạt dầu li ti rất dễ bay hơi đi theo hơi nước đến nơi làm lạnh để được ngưng tụ. Ở đó dầu nhẹ nổi lên trên mặt đem đi tinh chế thành hàng thương phẩm, dầu nặng và hoạt chất có ích khác nằm lại trong nước tạo thành nước thơm (floral water) dùng trong mỹ phẩm và chất tẩy rửa.
Trên thực tế có 3 cách chưng cất: Chưng khô đối với thể gỗ xay mịn chỉ dùng độ ẩm
mang hạt tinh dầu ra ngoài như trường hợp eugenol sản xuất va-ni tổng hợp. Cách chưng cất cổ truyền nhúng trọn nguyên liệu vào nước. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay chỉ có phần cất với việc hơi nước bơm thẳng vào khay nguyên liệu và thoát ra mang theo tinh dầu. Cách này cho phép sản xuất phân đoạn ở các mức nhiệt khác nhau tạo ra khá nhiều sản phẩm độc đáo từ cùng một khay nguyên liệu.
Ưu điểm của kỹ thuật chưng cất là đơn giản, kinh tế, có thể đặt ngay tại nơi trang trại và sử dụng chất đốt chính là bã thải. Kỹ thuật này rất được ưa chuộng vì trang bị gọn nhẹ, nhiều bộ bán sẵn, trong khi đó có thể áp dụng cho hầu hết các thứ nguyên liệu, từ cây dược liệu như lá tràm, xương bồ, các cây gia vị như gừng và ngò, và cả các loài hoa quý như hoa hồng, hoa ngọc lan tây và hoa cam neroli.
Trong
kỹ thuật ép nguội người ta cho trái lăn trên một bàn chông gồm những chiếc kim li ti làm vở các hạch phóng thích tinh dầu đem đi tinh chế. Phương pháp này áp dụng cho các hương chanh sản xuất từ trái các loài cam, quýt, chanh, bưởi song song với việc sản xuất các loại nước ép trái cây.
Trong
phương pháp chiết xuất dung môi, người ta rửa đi rửa lại nhiều khay nguyên liệu, chủ yếu là các cánh hoa mới hái rất thơm, bằng thứ dung môi như hexane có khả năng hòa tan tinh dầu và các chất béo. Một khi dung môi no mùi nghĩa là không còn khả năng hòa tan thêm nữa thì kết thành một thứ nhựa thơm gọi là concrete gồm các oleoresin.
Người ta trích ly lấy tinh tinh dầu gọi là absolute bằng cách pha vào concrete một lượng cồn thích hợp, rồi hâm nóng, quấy đều cho đến khi tinh dầu tan hết vào rượu và phân ly ra khỏi bã nhựa nằm phía dưới đáy. Để cho rượu thơm bốc hơi hết cồn chúng ta có thứ tinh dầu đậm đặc tức loại absolute thương phẩm.
Kỹ thuật chiết khí carbonic chỉ mới phát triển nhưng được ưa chuộng. Các nhà máy mới và nhiều nhà máy củ chuyển qua trang bị dây chuyền loại này do bởi hiệu suất trích ly rất cao và sản phẩm hoàn toàn tinh khiết. Kỹ thuật này dùng áp suất nén thật cao để chuyển CO
2 dạng khí thành CO
2 dạng lỏng vốn là dung môi rất mạnh khả dĩ hòa tan hết các tinh dầu. Khi giảm áp suất đến mức bình thường CO
2 trở lại dạng khí bay lên, phóng thích tinh dầu thuần khiết dạng lỏng đậm đặc.
Hiện nay có hai loại trang bị chiết xuất bằng khí, loại thứ nhất ở nhiệt độ thấp 35-55
oF và áp suất thấp khoảng 1.000psi, loại thứ hai thang nhiệt cao hơn đồng thời áp suất lên tới 8.000psi. Mùi hương thốt nốt được sản xuất bằng loại trang bị thứ nhất theo đó loại trừ mùi gỗ và cả vị khét thường gặp khi dùng phương pháp chưng cất phổ thông.
Chưng cất tinh dầu sản xuất hương liệu là nghề triển vọng. Tuy nhiên việc triển khai ban đầu không ít ngỡ ngàng nếu không có sẵn kỹ sư. Các bạn quan tâm có thể nhờ đến Hiệp hội Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam, các trung tâm ứng dụng công nghệ hoặc gửi Gmail: Leque68@gmail.com