GỪNG GIÓ
- Thứ hai - 11/01/2016 22:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây Gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia) gingembre fou (Pháp), phong khương, khinh kèng (Tày) gừng dại, gừng rừng, Khương, Can khương, Sinh khương.Tên khoa học Zingber zerumbert sm.
Thuộc họ gừng Zinbiberaceae.Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắngvà đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5,6.
Cây mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho.
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Thân rễ gừng gió 20-30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió rửa sạch ngâm trong rượu 40-50o liều lượng 40-50 gam tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly mỗi ly 15-20ml
Hiện tại ở Quy Nhơn có nhiều bệnh nhân xơ gan cổ chướng vàng mắt vàng da, bụng to bè, thường tìm đến cây gừng gió để điều trị, vì họ rất tin như ông Nguyễn Văn Quảng 68 tuổi ở KV 5, phường Quang Trung gọi cây gừng gió như 1 vị thuốc “thần dược” đối với ông, rất rẻ tiền. Hoàn toàn không độc hại, thơm dễ uống.
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Thân rễ gừng gió 20-30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió rửa sạch ngâm trong rượu 40-50o liều lượng 40-50 gam tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly mỗi ly 15-20ml
Hiện tại ở Quy Nhơn có nhiều bệnh nhân xơ gan cổ chướng vàng mắt vàng da, bụng to bè, thường tìm đến cây gừng gió để điều trị, vì họ rất tin như ông Nguyễn Văn Quảng 68 tuổi ở KV 5, phường Quang Trung gọi cây gừng gió như 1 vị thuốc “thần dược” đối với ông, rất rẻ tiền. Hoàn toàn không độc hại, thơm dễ uống.